Học sinh lớp 12: Tháng 11 này cần ôn tập gì?

Đăng lúc: 16:17:14 01/11/2016 (GMT+7)

Với lộ trình ôn tập gấp gáp chỉ trong 7 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG 2017, teen 99 cần xác định kế hoạch học tập cụ thể. Dưới đây là định hướng những phần cần học trong tháng 11 để kịp tiến độ ôn thi:

 Trong tháng 11, teen cần ôn tập ba chuyên đề: Mũ-Logarit, Nguyên hàm-Tích phân, Số phức, cụ thể:
Danh mục kiến thức

Nội dung ôn tập

Ôn tập với mục tiêu 7 – 8

Ôn tập với mục tiêu 8-10

PT – BPT – Mũ – Logarit+ Các dạng toán cơ bản về hàm số mũ, logarit (tìm TXĐ, so sánh, tính đạo hàm…)

+ Các công thức mũ và logarit.

+ Biến đổi –  tính giá trị biểu thức thức mũ – loga

+ Cách giải PT – BPT mũ logarit cơ bản (tham khảo tham các sử dụng Casio trong giải)

+ Các dạng tính giá trị biểu thức mũ, logarit nhiều bước biến đổi.

+ Một số bài toán ứng dụng thực tế

+ Các tư duy giải nhanh các bài toán về đạo hàm hàm phức tạp, biến đổi biểu thức phức tạp.

Tích phân+ Nguyên hàm cơ bản.

+ Các phương pháp tính tích phân (đổi biến, từng phần…)

+ Tích phân chứa dấu giá trị tuyệt đối.

+ Cách sử dụng casio tính nhanh tích phân, xác định nhanh nguyên hàm…

+ Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay các dạng bài cơ bản.

+ Cách sử dụng casio tính nhanh tích phân, xác định nhanh nguyên hàm…

+ Ứng dụng tích phân tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

+ Các bài toán ứng dụng thực tế

Số phức+ Tìm z (phần thực, phần ảo, liên hợp, mô đun..) thoả mãn điều kiện cho trước.

+ Tính căn bậc 2 của số phức z, tính modul,

+ Dạng cơ bản tìm tập hợp biểu diễn số phức z thoả mãn điều kiện cho trước

+ Giải phương trình phức,….

+ Sử dụng casio tính toán các phép toán phức tạp về số phức.

+ Tìm tập hợp biểu diễn số phức z thoả mãn điều kiện cho trước (đặc  biệt là các bài toán nâng cao)

+ Giải phương trình phức

+ Sử dụng casio tính toán các phép toán phức tạp về số phức.

Môn Vật lí

Tham khảo lộ trình từng tuần ôn tập môn Vật lí của các thầy HOCMAI tại đây.

Trong tháng 11, teen cần ôn tập hai chuyên đề Sóng cơ học và Dòng điện xoay chiều, cụ thể:

Chuyên đềÔn tập với mục tiêu 7-8 điểm

Ôn tập với mục tiêu 8-10 điểm

Sóng cơKhoảng 5-6 câu, kiến thức không nhiều nhưng có nhiều dạng bài khó liên quan đến kiến thức thực tiễn, đồ thị đòi hỏi tư duy cao trong nhiều bài.
Sự truyền sóng+ Lí thuyết và dạng bài toán dễ liên quan đến độ lệch pha hai điểm dao động bất kì trên cùng phương truyền sóng.+ Lí thuyết và dạng bài toán khó liên quan đến hai điểm dao động bất kì trên phương truyền sóng: xác định biên độ sóng, độ lệch hai điểm dao động.
Giao thoa sóng cơ+ Bài toán dễ xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước.+ Bài toán khó xác định số điểm dao động cực đại cực tiểu trên một đoạn thẳng, đoạn cong cho trước.

+ Bài toán khó liên quan đến độ lệch pha các điểm trên mặt phẳng giao thoa.

Sóng dừng+ Bài toán dễ xác định số điểm bụng nút trên dây có sóng dừng hai đầu là nút hay một đầu nút một đầu tự do.+ Bài toán khó xác định biên độ của điểm dao động trên mặt phẳng giao thoa.
Sóng âm+ Dạng bài dễ về mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm.+ Dạng bài khó mối liên hệ cường độ âm, mức cường độ âm, khoảng cách tới nguồn của một điểm trong môi trường truyền âm.
Dòng điện xoay chiềuKhoảng 8-9 câu, chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi, cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề thi. Các câu hỏi khó liên quan đến kĩ năng biến đổi, tư duy toán lí dựa quan hệ các đại lượng dao động điện xoay chiều.
Mạch điện xoay chiều RLC+ Dạng bài cơ bản áp dụng công thức: tính dung kháng, cảm kháng, tổng trở mạch, độ lệch pha u, i khi đã biết các đại lượng trên …

+ Dạng bài cơ bản xác định hệ số công suất, công suất của mạch điện xoay chiều.

+ Các dạng bài đơn giản về cực trị trong mạch điện mang tính áp dụng công thức.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó xác định các giá trị cực đại, hiệu dụng và độ lệch pha các đại lượng dao động trong mạch điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về xác định hệ số công suất, công suất trong mạch RLC

+ Lí thuyết và các dạng bài khó về hiện tượng cộng hưởng điện.

+ Lí thuyết và các dạng bài về cực trị trong mạch RLC khi R hoặc L hoặc C hoặc ω thay đổi.

+ Dạng bài về các giá trị tức thời trong mạch RLC.

+ Dạng bài hộp kín.

Máy phát điện xoay chiều+ Lí thuyết và các dạng bài dễ về máy phát điện xoay chiều một pha như xác định tần số dòng điện.+ Lí thuyết và các dạng bài khó về máy phát điện, động cơ điện.
Máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa+ Lí thuyết và các dạng bài tập dễ về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa.+ Lí thuyết và các dạng bài tập khó về máy biến áp, truyền tải điện năng đi xa.

Môn Hóa

Tham khảo lộ trình từng tuần ôn tập môn Hóa của các thầy HOCMAI tại đây.

Theo thầy Phạm Ngọc Sơn (N2): Trong tháng 11, teen cần ôn tập ba chuyên đề, cụ thể:

Chuyên đề

Ôn tập với mục tiêu 7-8 điểm

Ôn tập với mục tiêu 8-10 điểm

Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chấtLý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Dạng bài CO2 p/ứ với OH

– Bài tập về phản ứng của kim loại kiềm, kiềm thổ nhôm phản ứng với H2O/ axit.

– Bài tập về phản ứng của H+ với CO32-/HCO3

– Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

– Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

– Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến một số dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

+ Dạng bài hỗn hợp kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm p/ứ với H2O/axit.

+ Dạng bài muối nhôm phản ứng OH

+ Dạng bài về phản ứng nhiệt nhôm.

+ Dạng bài H+ phản ứng với AlO2.

Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chấtLý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

 

– Dạng bài sắt/đồng và hợp chất tác dụng với phi kim.

– Dạng bài sắt, đồng và hợp chất p/ứ với axit.

– Dạng bài sắt, đồng và hợp chất p/ứ với muối.

– Dạng bài liên quan đến phản ứng nhiệt phân muối.

 

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

Dạng bài kim loại và hợp chất p/ứ qua nhiều giai đoạn, với nhiều chất (phi kim, axit, muối, …)

 

Tổng hợp hoá học vô cơLý thuyết và các dạng bài tập đơn giản thuộc các phần kiến thức:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp .

– Bài tập vận dụng PP tăng giảm khối lượng.

– Bài tập vận dụng PP qui đổi.

– Bài tập vận dụng PP bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng.

– Bài tập sử dụng PP đường chéo.

– Thành thạo các bài tập ở mức độ đơn giản ở cột bên.

– Chú trọng đến dạng bài thường xuyên xuất hiện bài tập khó:

– Các câu hỏi lý thuyết tổng hợp ở dạng sơ đồ phản ứng, đếm phát biểu đúng sai.

– Bài tập hỗn hợp chất vô cơ yêu cầu vận dụng linh hoạt các phương pháp giải nhanh hóa vô cơ.

Môn Sinh

Theo thầy Nguyễn Thành Công (N3), trong tháng 11 cần ôn tập chuyên đề Cơ chế di truyền và biến dị, Quy luật di truyền, Di truyền học người, Di truyền quần thể.

Chuyên đềÔn tập với mục tiêu 7-8 điểmÔn tập với mục tiêu 8-10 điểm
Chuyên đề cơ chế di truyền và biến dịTheo khảo sát, đề thi có khoảng 8 câu. Các câu hỏi đã ra cho chuyên đề này là những câu hỏi trắc nghiệm dạng thông hiểu. Tuy nhiên có thể xuất hiện dạng vận dụng và vận dụng cao, ở mức độ khó
Học kĩ lý thuyết, dạng bài tập dễ, trung bình liên quan đến:

+ Gen, mã di truyền

+ Cơ chế, Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhân chuẩn

+ ARN, Phiên mã và dịch mã

+ Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, nhân chuẩn

+ Đột biến gen

+ Nhiễm sắc thể và cấu trúc của nhiễm sắc thể, qui ước bộ NST giới tính ở 1 số loài điển hình

+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

+ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

 

Ngoài những lý thuyết cơ bản cần nẵm vững, cần luyện tập thêm những dạng bài lý thuyết khó chứa nội dung tổng hợp của nhiều phần kiến thức, và các dạng bài tập khó về:

+ Mã di truyền, quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã

+ Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể

Mặc dù đề thi minh họa không có câu hỏi về nguyên phân, giảm phân (thuộc kiến thức lớp 10), nhưng học sinh cung cần nắm vững kiến thức này mới có thể giải quyết các câu hỏi liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể và các bài toán về giao tử.

Quy luật di truyềnTheo khảo sát đề thi, có khoảng 9 câu và là 1 trong những chuyên đề có lượng câu hỏi lớn. Các câu hỏi đã ra của phần Quy luật di truyền thường ít các câu ở dạng lí thuyết mà chủ yếu là các dạng bài tập dạng trung bình và khó liên quan đến kiến thức về toán, đòi hỏi tư duy tốt và khả năng vận dụng cao
Nắm vững kiến thức về các quy luật di truyền (cơ sở tế bào học, các phép lai, các tỉ lệ đặc trưng) và thường xuyên luyện tập vận dụng làm các bài tập dễ- trung bình liên quan đến các quy luật này:

+  Quy luật menđen- qui luật phân li

+ Quy luật menđen- qui luật phân li độc lập

+ Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

+ Liên kết gen, hoán vị gen

+ Di truyền liên kết với giới tính

+ Di truyền ngoài nhân

+ ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Nắm vững lý thuyết cơ bản về các quy luật di truyền, luyện tập nhiều các dạng bài tập trung bình đến khó liên quan đến các quy luật:

+ Bài toán tính số loại, tỉ lệ giao tử, kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ sau

+ Bài toán liên quan đến tính tần số hoán vị gen

+ Bài toán tìm số phép lai thỏa mãn

+ Các bài toán vận dụng xác suất vào quy luật di truyền

+ Có thể luyện tập thêm các bài toán phối hợp nhiều quy luật di truyền (dạng bài cực khó)

Di truyền quần thểThông thường đề thi có khoảng 3-5 câu chủ yếu là các bài tập tính toán ở mức độ trung bình đến khó, đây là chuyên đề chủ yếu về tư duy toán học
+ Lý thuyết về quần thể tự phối, công thức tự phối qua n thế hệ và các bài tập dễ- trung bình liên quan

+ Lý thuyết về quần thể tự phối, định luật Hacđy-Vanbec, tỉ lệ cấc kiểu gen ở trạng thái cân bằng di truyền

+ Bài tập về xác định quần thể cân bằng

Ngoài lý thuyết và các công thức cơ bản cần nắm vững, cần luyện tâp thêm các dạng bài tập:

+ Tìm tỉ lệ kiểu gen sau n thế hệ tự phối và bài toán ngược

+ Xác định quần thể cân bằng

+ Tính tần số kiểu gen, kiểu hình trong quần thể tự phối, giao phối; tính số kiểu gen đồng hợp, dị hợp, số loại kiểu gen tối đa, số kiểu tổ hợp

+ Các bài toán ứng dụng xác suất

Di truyền học ngườiThường rơi vào khoảng 2-3 câu. Trong đó, bao gồm các câu hỏi ở cả 3 mức độ, các câu hỏi bài tập khó của chuyên đề thường thuộc phần di truyền phả hệ.
+ Nắm vững lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu di truyền người, di truyền y học và tư vấn

+ Nắm vững nguyên nhân gây 1 số bệnh di truyền người cơ bản

+ Dạng bài tập đơn giản về di truyền người (dạng bài 2 thế hệ)

+ Ngoài lý thuyết cơ bản cần nắm vững cần luyện tập thêm các dạng bài tập phả hệ phức tạp ( nhiều thế hệ, nhiều thông tin, có thể 2 tính trạng trong 1 phả hệ)

+ Chú ý đến việc vận dụng các quy luật di truyền, đặc biệt là di truyền Menđen, di truyền liên kết với giới tính cùng những dạng toán về xác suất.

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
19840